Tranh chấp chủ quyền đảo Tranh_chấp_chủ_quyền_Biển_Đông

Xin hãy đóng góp cho bài viết này bằng cách phát triển nó.
Nếu bài viết đã được phát triển, hãy gỡ bản mẫu này.

Quần đảo Hoàng Sa

Cả Việt NamTrung Quốc đều tuyên bố chủ quyền đối với các quần đảo Hoàng SaTrường Sa.[21]

Vào năm 1932, chính quyền PhápĐông Dương chiếm giữ quần đảo Hoàng Sa, và Việt Nam tiếp tục nắm giữ chủ quyền cho đến năm 1974 (Việt Nam Cộng hòa). Hai đảo Phú LâmLinh Côn do Trung Quốc chiếm giữ từ năm 1956.

Trung Quốc hiện đang chiếm giữ toàn bộ Hoàng Sa kể từ sau trận Hải chiến Hoàng Sa ngày 19 tháng 1 năm 1974,[22] và chiếm đóng một phần của Trường Sa từ sau ngày 14 tháng 3 năm 1988 sau khi bắn chìm 3 tàu, làm 64 chiến sĩ của Hải quân Việt Nam hy sinh trong trận Hải chiến Trường Sa.[22]

Tháng 4 năm 1988, Trung Quốc đã thông qua một nghị quyết để thành lập tỉnh Hải Nam, trong đó bao gồm cả Hoàng Sa và Trường Sa mà Việt Nam đã khẳng định chủ quyền.[22] Tháng 11 năm 2007, Quốc vụ viện Trung Quốc lại phê chuẩn việc lập thành phố Tam Sa, nhằm trực tiếp quản lý các quần đảo trên Biển Đông, trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa mà họ gọi là Tây Sa và Nam Sa.[22]

Năm 2007, đã có vài cuộc biểu tình diễn ra ở Việt Nam để phản đối việc Trung Quốc chiếm đóng Hoàng Sa, Trường Sa cũng như thành lập thành phố Tam Sa.

Quần đảo Trường Sa

Trung Quốc ngang nhiên xây dựng những công trình lớn như khu tổ hợp, đường băng, hệ thống ra-đa[23], hải đăng.[24]Ngoài Trung Quốc, Đài Loan cũng tham gia xây dựng hải đăng.[25]

Bãi cạn Scarborough

PhilippinesTrung Quốc tranh chấp chủ quyền về những khu khai thác khí gas MalampayaCamago và về bãi cạn Scarborough.

Kiện ra tòa án quốc tế

Từ tháng 1 năm 2013, Philipines đã chính thức kiện Trung Quốc ra Tòa trọng tài quốc tế và tháng 3 năm 2014 đã nộp hồ sơ chi tiết, tuy rằng Trung Quốc đã từ chối tham dự phiên tòa quốc tế này.[26][27] Sáng kiến này của Philippines đã được sự ủng hộ của Liên minh châu ÂuHoa Kỳ, nhưng các quốc gia ASEAN lại không đồng nhất ủng hộ.[28]Ngày 12/7/2016, Tòa án Trọng tài thường trực theo Phụ lục VII của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 tuyên bố Trung Quốc thua kiện với lý do "không có căn cứ pháp lý cho việc Trung Quốc nêu quyền lịch sử với các tài nguyên nằm trong vùng biển trong Đường Chín Đoạn".[29][30]. Tuy nhiên, Trung Quốc không công nhận phán quyết của Tòa và nói sẽ tiếp tục bảo vệ quyền lợi của họ, Philipines thắng kiện nhưng không làm thay đổi được hiện tình ở Biển Đông.[31]

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tranh_chấp_chủ_quyền_Biển_Đông http://special.globaltimes.cn/2011-04/645909.html http://www.bbc.com/vietnamese/world/2016/07/160712... http://www.reuters.com/article/2011/07/20/asean-so... http://www.upi.com/Top_News/Special/2012/05/29/Chi... http://www.voanews.com/content/kerry-chinas-oil-ri... http://www.voatiengviet.com/content/asean-that-bai... http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20140512-lan-dau-t... http://tuanvietnam.net/vn/tulieusuyngam/5831/index... http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2011/05/tau-trung-q... http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2011/06/clip-vu-tau...